logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0937892222, 0939503333
  • Indonesia áp thuế tôn mạ màu Việt: Cạnh tranh sẽ khó khăn hơn

    Tôn mạ màu

    Mới đây, Indonesia đã chính thức công bố áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu từ Việt Nam ở mức từ 12,01% đến 28,49% trong 5 năm.

  • Indonesia điều tra CBPG tôn màu nhập từ Việt Nam

    Tôn mạ màu

    Cơ quan về chống bán phá giá của Indonesia vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với tôn màu nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) hôm 26-12.

  • Inside the new 1 World Trade Center

  • Kiểm soát chặt nhập khẩu sắt, thép phế liệu

    Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), việc nhập khẩu (NK) phế liệu, trong đó có sắt, thép phế liệu làm nguyên liệu sản xuất xuất phát từ nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, trước số lượng nhập khẩu phế liệu tăng quá nhanh dẫn đến tình trạng tồn đọng tại các cảng biển, gây hệ lụy nhiều mặt, việc tăng cường công tác kiểm soát là cần thiết.

  • Kiến nghị bỏ thuế chống bán phá giá đối với thép sản xuất xuất khẩu

    Bỏ thuế chống bán phá giá

    Công ty cổ phần Thép TVP có trụ sở tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã có công văn gửi tới các bộ hữu quan đề nghị dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép sản xuất cho xuất khẩu.

  • Kiến nghị sớm áp thuế tự vệ tạm thời sản phẩm tôn mạ màu nhập khẩu

    Lượng tôn mạ màu nhập khẩu vào Việt Nam đang tăng 200% khiến thị phần của các nhà sản xuất tôn mạ màu trong nước bị thu hẹp.

    Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có kiến nghị gửi tới Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề nghị sớm quyết định áp thuế tự vệ thương mại tạm thời đối với các sản phẩm tôn mạ màu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ màu trong nước.

    Tôn mạ màu (thép mạ kẽm phủ sơn), gồm tôn lạnh màu, tôn kẽm màu hoặc tôn đen màu.
    Tôn kẽm mạ màu

    VSA cho biết hiện nay lượng tôn mạ nhập khẩu đang tăng nhanh, tăng 200% khiến cho thị phần của các nhà sản xuất tôn mạ màu trong nước bị thu hẹp.

    “Nếu kéo dài thời gian điều tra biện pháp tự vệ, lượng nhập khẩu sẽ tăng cao nữa, đe dọa nghiêm trọng tới công nghiệp tôn mạ màu Việt Nam”, VSA nhận định.

  • Kinh nghiệm & Kỹ năng của Ban lãnh đạo công ty

    - Giám Đốc (Ông Huỳnh Thanh Sang) là người có hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sắt thép, nhiều năm kinh nghiệm đầu tư tại thị trường Việt Nam cũng như thị trường quốc tế đặc biệt là phân phối mặt hàng thép ống vuông, hộp, tròn, ô van, tôn Màu, tôn kẽm, tôn lạnh, thép hình U I V H, xà gồ… có mối quan hệ rộng, uy tín lớn trong ngành sắt thép tại Việt Nam. Do đó công ty THÉP VISA luôn có được lợi thế nhất định khi giao dịch với các đối tác. Thêm vào  đó công ty có nhiều cơ hội giành các dự án đầu tư lớn như :

         Dự án TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI, Tập đoàn VINCOM, Dự án khu dân cư NAM LONG - PHÚ MỸ HƯNG - ĐẤT XANH, Dự án ĐẠI QUANG MINH, Dự án thuộc tổng CTY XD SỐ 1, dự án thuộc BQP; Dự án: CHI CỤC THUẾ TPHCM, BV NHI TRUNG ƯƠNG, BV 175,... Dự án ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG, ĐẠI HỌC CẢNH SÁT, ĐẠI HỌC QUỐC GIA. Các công trình trường tiểu học, trung học trong tphcm và các tỉnh thành......

  • Kyoei Steel của Nhật Bản hủy dự án mở rộng tại Việt Nam

    Thep visa

    Tập đoàn Kyoei Steel của Nhật Bản đã hủy bỏ việc mở rộng nhà máy Việt Nam tại Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 km, được điều hành bởi công ty Kyoei Steel Vietnam Co.

  • Kyoei Steel mua 20% cổ phần thép Việt Ý

    Thép Nhật Bản

    The LEADER Tập đoàn Thép của Nhật Bản đang mở rộng đầu tư vào các dự án thép ở Việt Nam.

  • Lối ra nào cho thép Việt?

    Thep viet

    Từ cuối năm 2016 đến nay, ngành thép nước nhà bị các thị trường thế giới “soi” rất kỹ và đưa ra nhiều biện pháp phòng vệ thương mại.

  • Luyện cán thép Gia Sàng hoạt động trở lại

    Thép Gia Sàng

    Ngày 28/12/2016 chính thức đánh dấu sự trở lại của Công ty CP Luyện cán thép Gia Sàng (GSS) bằng mẻ thép cán đầu tiên sau gần 4 năm dừng hoạt động.

    Để quay trở lại được thị trường thép, trước đó, ngày 22/7, Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng đã ký kết hợp tác sản xuất với Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng để cùng vực dậy nhà máy sản xuất thép. Đây là hoạt động mở màn cho việc khôi phục sản xuất sau hơn 3 năm phải ngừng hoạt động của doanh nghiệp này.

  • Miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu

    Thép Visa

    Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương cho biết, ngày 18/7/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều nước/vùng lãnh thổ khác nhau (mã vụ việc SG04).

  • Mục tiêu thực sự của Mỹ khi áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu

    Thep

    Các mức thuế mới, được đưa ra với lý do nhằm đảm bảo an ninh quốc gia này, rất có thể sẽ được xem xét không áp dụng với các đồng minh NATO, hay Nhật Bản và Hàn Quốc, mà chỉ tập trung vào Trung Quốc.

  • Mỹ áp thuế chống bán phá giá ống thép dẫn dầu Việt Nam

    Visa steel

    Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa ra kết luận sơ bộ đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu (OCTG) từ Việt Nam.

    Ngày 19/10, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, 5 ngày trước, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống thép dẫn dầu - OCTG (gồm các mã HS: 730429, 730629, 730520, 730439, 730459) từ Việt Nam cho giai đoạn từ ngày 25/02/2014 đến ngày 31/08/2015.

  • Mỹ có thể ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu thép vào cuối tuần này

    Nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ tìm được bằng chứng thép nhập khẩu đe dọa đến an ninh quốc gia, tổng thống sẽ được đơn phương "điều chỉnh nhập khẩu", trong đó có thể bao gồm hạn chế lượng thép nhập khẩp.

  • Mỹ giữ nguyên biên độ bán phá giá thép cuộn cacbon VN là 113,18%

    Thép ống tròn

    Ngày 27.10, Cục Quản lý cạnh tranh thông báo Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép cuộn cacbon từ các nước Oman, UAE, Pakistan và VN.

  • Mỹ khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế thép chống ăn mòn từ Việt Nam

    Thep chong an mon

    Thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng điều tra chống lần tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.

  • Mỹ kiện chống phá giá vì nghi thép TQ đội lốt Việt

    Thép cuộn tròn

    Nghi thép Trung Quốc đội lốt thép Việt xuất sang Mỹ, Mỹ yêu cầu áp mức thuế bằng với mức thuế đối với sản phẩm từ Trung Quốc.

    Cụ thể, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đang áp với mức thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép mạ của Trung Quốc là 199,4% và mức thuế chống trợ cấp là 241,4%.


    Thông tin từ Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, sau khi Hoa Kỳ ban hành lệnh áp thuế với sản phẩm thép chống ăn mòn (thép mạ), lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm rõ rệt nhưng lượng xuất khẩu sản phẩm này từ Việt Nam sang Mỹ lại tăng lên đột biến.

    Các thương nhân tại thị trường thép tấm Mỹ đã và đang hủy đơn đặt hàng của họ đối với sản phẩm cuộn cán nguội và tấm mạ kẽm của Việt Nam do các doanh nghiệp sản xuất thép Mỹ đệ đơn kiện lên Bộ thương mại Hoa kỳ.

    Nguyên nhân sâu xa của việc này là do các nhà sản xuất thép của Mỹ nghi ngại thép Trung Quốc được tuồn sang Việt Nam để xuất sang Mỹ.

    Được biết, đơn kiện sẽ được xem xét trong vòng 45 ngày và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra trong vòng 300 ngày.

    Trước đó, đại diện Cục quản lý cạnh tranh cũng đã phải làm việc với các nước EU để làm rõ tình trạng thép Trung Quốc mạo danh thép Việt xuất khẩu vào các nước này.

    Thông tin từ Cơ quan chống gian lận thương mại thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) nghi ngờ số lượng thép trị giá khoảng 19 triệu USD là của doanh nghiệp Trung Quốc bán vào Việt Nam, rồi để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Việt Nam nhằm tránh thuế chống bán phá giá.

    Theo đại diện cục này, nếu có tình trạng trên thì doanh nghiệp thép Trung Quốc sẽ được hưởng lợi lớn khi né được thuế chống bán phá giá. Trong khi đó, thương hiệu thép Việt khi xuất khẩu sang thị trường EU lại bị nghi ngờ dẫn đến bị điều tra oan, mất uy tín trên thị trường thế giới.

    Trước đó, thông tin từ Cơ quan chống gian lận thương mại thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) nghi ngờ số lượng thép trị giá khoảng 19 triệu USD là của doanh nghiệp Trung Quốc bán vào Việt Nam, rồi để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Việt Nam nhằm tránh thuế chống bán phá giá.

    Tại diễn biến liên quan, trang web của Hiệp Hội thép Việt Nam cũng cho biết, trong mấy tháng đầu năm sắt, thép từ Trung Quốc vẫn không ngừng đổ về Việt Nam.

    Trong 8 tháng đầu năm, sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc là 7,3 triệu tấn, tăng 22,1%; tiếp đến là Nhật Bản; Hàn Quốc…

    Tổng cục Hải quan cho biết, nhập khẩu sắt thép trong tháng 8 là 1,29 triệu tấn, trị giá là 653 triệu USD, giảm 11,9% về lượng và giảm 7,5% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2016, lượng sắt thép cả nước nhập về là 12,36 triệu tấn, tăng 24,9% về lượng.

    Nguồn tin: Đất việt

  • Mỹ kiện Nga vì áp thuế 40% lên hàng hóa nhập khẩu

    Washington đã nộp đơn kiện lên tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vì Nga tăng thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ sau khi Mỹ áp thuế lên mặt hàng nhôm vào thép của Nga.

  • Mỹ liên tiếp điều tra thép Việt lẩn trốn thuế

    Visa steel

    Bộ Thương mại Mỹ vừa tiếp nhận đơn kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.

    Cục Quản lý cạnh tranh vừa cho biết, một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đối với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường này.