logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0937892222, 0939503333

Thép Việt Nam

Các doanh nghiệp cần tích cực chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để chứng mính sử dụng phôi thép có nguồn gốc xuất xứ không phải từ Trung Quốc.

Thời gian qua, một số doanh nghiệp Mỹ đã gửi đơn tới Bộ Thương mại Mỹ (DOC) xem xét, khởi xướng điều tra việc lẩn tránh thuế, chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.

Các nhà sản xuất thép của Mỹ nghi ngờ thép Trung Quốc “đội lốt” thép Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ. Mặc dù vẫn chưa có quyết định chính thức nhưng việc làm này đã ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam.

Từ tháng 6/2015, Mỹ đã ban hành lệnh áp thuế thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá 199,43% và mức thuế chống trợ cấp 241,43%. Quyết định này được đưa ra sau khi Mỹ tiến hành điều tra đối với sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc và một số quốc gia/vùng lãnh thổ khác.

Sau khi áp dụng các mức thuế trên đối với sản phẩm thép Trung Quốc, lượng xuất khẩu thép chống ăn mòn từ nước này xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu sản phẩm cùng loại từ Việt Nam sang Mỹ lại tăng đột biến.

Do đó, phía doanh nghiệp Mỹ cáo buộc có hiện tượng chuyển hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam sau đó xuất sang Mỹ để né thuế. Bên nguyên đơn đã yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng điều tra và hoãn việc thanh khoản các chuyến hàng nhập khẩu sản phẩm thép mạ từ Việt Nam đồng thời đề nghị nâng khoản tiền đặt cọc bằng với mức thuế đối với sản phẩm từ Trung Quốc.

Theo Tổng Cục Hải quan, 9 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu sắt thép các loại đạt gần 14 triệu tấn, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc với hơn 8 triệu tấn, trị giá hơn 3,25 tỷ USD, chiếm tỷ trọng gần 60% về lượng, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc. Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu sản phẩm sắt thép lớn sang Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), để bổ sung sản phẩm của nước thứ ba, tức sản phẩm thép của Việt Nam, vào lệnh áp thuế hiện hành, Bộ Thương mại Mỹ phải xem xét nhiều yếu tố.

Trong đó, cần làm rõ sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam có cùng loại với sản phẩm của Trung Quốc đang bị áp thuế hay không. Trước khi nhập khẩu vào Mỹ, sản phẩm này có được hoàn thiện hoặc gia công từ sản phẩm thép sản xuất tại Trung Quốc không và quá trình gia công hoặc hoàn thiện sản phẩm này tại Việt Nam có phải là nhỏ hoặc không đáng kể hay không?

Bà Trương Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm chứng nhận chứng từ thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nêu ý kiến, nếu doanh nghiệp Việt Nam làm theo hình thức nhập hàng từ Trung Quốc, xong gắn lại nhãn mác để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho lô hàng, mạo danh xuất xứ để xuất khẩu đi thị trường các nước sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp. “Doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn tới sản phẩm thép xuất khẩu. Không những thế còn ảnh hưởng tới uy tín của quốc gia, không chỉ nguyên mặt hàng thép”, bà Hương nhấn mạnh.

Trong khi chưa có quyết định cuối cùng vụ kiện này, đại diện một số doanh nghiệp cho biết, sản lượng thép xuất khẩu bị giảm mạnh do thị phần bị thu hẹp. Ông Lại Quang Trung, Trưởng Ban Kế hoạch thị trường, Tổng Công ty Thép Việt Nam, nhận định, nếu Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ hoặc chống bán phá giá với sản phẩm này thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thép sẽ phải chuyển hướng tập trung tại thị trường trong nước.

Do nhu cầu thị trường trong nước đang thấp hơn so với công suất hiện có, dự báo sẽ xuất hiện cạnh tranh gay gắt về giá, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

“Các doanh nghiệp sản xuất thép cần theo dõi sát tình hình giải quyết các chính sách của Mỹ đối với vấn đề thép cán nguội, tôn phủ màu nhập khẩu từ Việt Nam. Các doanh nghiệp cần có những giải pháp để tránh ảnh hưởng nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều lớn nhất với doanh nghiệp muốn tiêu thụ được sản phẩm của mình là phải nâng cao năng lực cạnh tranh, đó là việc làm thường xuyên và sẽ được chú trọng hơn trong giai đoạn này”, ông Trung khuyến cáo.

Trước đó, nhiều sản phẩm thép khác của Việt Nam đã bị kiện chống bán phá giá tại thị trường Mỹ, như ống thép hàn cacbon, đinh thép, ống thép dẫn dầu, ống thép không gỉ chịu lực, mắc áo thép…

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp cần chủ động ứng phó vượt qua những cáo buộc chống bán phá giá. Hiệp hội Thép cần lưu ý các doanh nghiệp thực hiện các chính sách đúng với yêu cầu của hội nhập, tránh vi phạm hoặc bị quy kết nhầm, làm ảnh hưởng và gây thiệt hại cho ngành thép Việt Nam nói chung.

“Các doanh nghiệp cần chủ động phát hiện những vụ việc không đúng với sự áp đặt hoặc cáo buộc của các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp cần chỉ ra nguồn gốc, sự nghi ngờ, giúp các đối tác khác họ điều tra nhanh, đúng sự việc. Bản thân doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt tư liệu, dẫn chứng, bằng chứng xuất xứ và những yếu tố khác để giúp thanh minh hoặc giúp các đối tác kiểm tra nhanh, rút cáo buộc sớm và tiếp tục bình thường hóa các quan hệ”, Chuyên gia Nguyễn Minh Phong lưu ý.

Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, căn cứ theo quy định của Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ xem xét và đưa ra quyết định có khởi xướng điều tra hay không trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn và ban hành quyết định cuối cùng trong vòng 300 ngày.

Từ nay đến khi có kết luận chính thức, các doanh nghiệp tích cực chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để chứng mính sử dụng phôi thép có nguồn gốc xuất xứ không phải từ Trung Quốc, đồng thời nghiên cứu phát triển mở rộng thị trường khác như châu Âu, Nga, Australia...

Hiệp hội Thép Việt Nam và Cục Quản lý Canh tranh cũng cần thiết lập hồ sơ cần thiết để khởi xướng điều tra chống bán phá giá và tự vệ Thương mại với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ một số nước trong khu vực./.

Nguồn tin: VOV