logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0937892222, 0939503333

Bụi thép

Trước khi 300.000 tấn bụi thép được xuất sang Trung Quốc, nó có thể đã kịp gây ra thảm họa trong quá trình vận chuyển từ Nam ra Bắc.

Đó là khẳng định của TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) xung quanh việc Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép sang Trung Quốc mà Công ty TNHH Kim Phúc Hà (Lạng Sơn) đề xuất hôm 9/12 vừa qua.

Đất Việt xin đăng tải toàn bộ ý kiến của TS Nguyễn Thành Sơn về vấn đề này.

Không nên khuyến khích xuất khẩu

Với cung cách quản lý nhà nước như hiện nay, tôi không mấy bất ngờ trước thông tin Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương cho Công ty TNHH Kim Phúc Hà xuất khẩu 300.000 tấn bụi thép sang Trung Quốc.

Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân tôi, Bộ Công Thương không nên khuyến khích xuất khẩu quặng thép sang Trung Quốc.

Trước hết, thế giới đã có hẳn Công ước Basel về quản lý chất thải độc hại trong quá trình vận chuyển xuyên biên giới (xuất/nhập khẩu). Việc tuân thủ công ước quốc tế này không hề đơn giản, nhất là khi doanh nghiệp Kim Phúc Hà xuất khẩu theo đường chính ngạch và đối tác (bên mua) ở Trung Quốc cũng nhập khẩu theo đường chính ngạch.


Theo TS Nguyễn Thành Sơn, trước khi 300.000 tấn bụi thép được xuất sang Trung Quốc,
nó có thể đã kịp gây ra thảm họa trong quá trình vận chuyển từ Nam ra Bắc.

Kể cả khi doanh nghiệp Kim Phúc Hà có chức năng, được cấp phép trong việc xử lý chất thải độc hại nguy hiểm (tôi tin là không có), thì liệu phía Trung Quốc có cho phép nhập vào nước họ? Liệu Việt Nam có vô tình giúp cho các pháp nhân của Việt Nam và của Trung Quốc vi phạm công ước hay không?

Ngoài ra, với kinh nghiệm và năng lực, trình độ quản lý, kiểm tra, giám sát của Việt Nam về chất thải độc hại qua sự cố Formosa vừa qua thì việc Bộ Công Thương đồng ý cho xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò luyện thép không khác gì việc “thả âm binh” ra để “đuổi”.

Thêm vào đó, việc thu gom 300.000 tấn bụi không hề đơn giản. Trong khi số lò luyện thép có công suất lớn ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chắc chắn doanh nghiệp Kim Phúc Hà phải thu gom từ tất cả các lò thép trên cả nước mới đủ. Nếu như vậy, thì trước khi bụi này được xuất sang Trung Quốc, nó có thể đã kịp gây ra thảm họa trong quá trình vận chuyển từ Nam ra Bắc.

Phải đánh giá thận trọng

Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng thép lớn nhất thế giới, sản lượng của họ luôn dư thừa thời gian qua.

Hơn nữa, chẳng ai dại gì bỏ tiền ra mua một thứ mà họ không dùng được. Về mặt kỹ thuật, việc thu hồi các kim loại trong bụi lò thép là khả thi.

Với các đối tác Trung Quốc, việc tách kim loại không phải là khó, thậm chí là đơn giản. Còn về mặt kinh tế, riêng đối với các doanh nghiệp Trung Quốc thì có lẽ chúng ta phải đánh giá theo một cách không bình thường. Có câu truyện tiếu lâm nhưng cũng có thể khiến chúng ta phải suy nghĩ: “Theo kinh Cựu ước, ‘Chúa trời sinh ra thế giới’, còn theo kinh Tân ước, mọi thứ còn lại đều được "made in China’”.

Điều đáng cân nhắc ở đây là liệu các thương nhân Trung Quốc muốn mua bụi thép hôm nay có giống như người ta đã từng mua đỉa ngày xưa hay không? Nếu không cẩn thận, chính Bộ Công Thương lại “bật đèn xanh” để doanh nghiệp Kim Phúc Hà công khai rải hơi kẽm độc hại và nguy hiểm ra khắp môi trường sống của người Việt Nam.

TS Nguyễn Thành Sơn - nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng

Nguồn tin: Đất việt