logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0937892222, 0939503333

Thép đang là mặt hàng đi đầu trong việc sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có việc áp thuế tự vệ để bảo vệ sản xuất trong nước. Song đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời, DN vẫn phải tự vươn lên để cạnh tranh là chính.


Về lâu dài, doanh nghiệp thép phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Ảnh: Phan Thu.

Chiếm gần một nửa tổng số vụ kiện

Vài năm trở lại đây, việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại của Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Tính tới thời điểm này, Việt Nam đã 9 lần sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại (kể cả vụ việc điều tra tự vệ đối với mặt hàng kính nổi vào năm 2009), trong đó có 3 vụ chống bán phá giá và 6 vụ liên quan đến biện pháp tự vệ. Đáng chú ý, trong 9 vụ việc nói trên, có đến 5 vụ điều tra liên quan đến mặt hàng thép.

Có thể kể đến các vụ việc kiện chống bán phá giá và điều tra tự vệ mà Việt Nam đã từng áp dụng với mặt hàng thép gồm: Áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội NK từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, lãnh thổ Đài Loan; áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôn mạ kẽm; điều tra chống bán phá giá với mặt hàng thép chữ H. NK vào Việt Nam; áp thuế tự vệ đối với phôi thép và thép dài; áp thuế tự vệ đối với sản phẩm tôn màu NK.

Thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho thấy, có đến 90% DN tìm đến cơ quan này để tham vấn là DN trong ngành thép. Đánh giá về thực tế này, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, đây là tin vui bởi xu hướng này phù hợp với guồng quay của thế giới, khi sản phẩm thép chiếm tới 80% các vụ điều tra phòng vệ thương mại. Ví dụ, trong năm 2015, cả thế giới có 41 vụ kiện phòng vệ thương mại đối với mặt hàng thép. Song Việt Nam chủ yếu kiện thép thành phẩm và chủ yếu là điều tra thuế vệ tự. Theo phân tích của bà Trang, điều tra tự vệ dễ hơn biện pháp chống bán phá giá bởi chỉ cần chứng minh thông tin số liệu từ phía mình. Do vậy, DN sử dụng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, sự gia tăng đột biến của hàng NK khiến cho sản xuất trong nước điêu đứng chính là nguyên nhân là các nhà sản xuất đưa ra để đề nghị áp dụng biện pháp tự vệ. Chính vì lẽ đó, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay: “Việc sử dụng biện pháp phòng vệ là cần thiết. Các nước trên thế giới cũng đã sử dụng thành thạo công cụ này như Mỹ- nước có nền kinh tế lớn nhạy bén áp dụng nhiều vụ phòng vệ”.

Biện pháp ngắn hạn

Có thể nói, áp thuế tự vệ được áp dụng trong điều kiện thương mại công bằng là van an toàn trong một khoảng thời gian nhất định khi hàng hóa NK đang cạnh tranh chính đáng với hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, khi sử dụng biện pháp này, nước áp dụng có thể sẽ phải đối mặt với yêu cầu đền bù từ nước bị áp dụng.

Không chỉ vậy, trước mỗi vụ việc điều tra cho đến áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đều có sự xung đột về quyền lợi giữa đại diện các DN sản xuất và DN NK, người tiêu dùng. Dẫn chứng dễ nhận thấy nhất là vụ việc điều tra tự vệ với mặt hàng phôi thép và thép dài đã khiến cơ quan quản lý đau đầu.

Bà Phạm Châu Giang, Trưởng phòng điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh đã từng có lần chia sẻ, trước khi áp thuế tự vệ mặt hàng phôi thép, có lúc chúng tôi nhận được 10 cuộc phỏng vấn của báo chí, DN nói về việc “kêu cứu”, cần áp dụng biện pháp tự vệ. Nhưng chỉ sau 1 tuần áp thuế tự vệ tạm thời (tháng 3/2016), giá thép trong nước tăng 20%. Nhiều ý kiến lại cho rằng, tại sao lại bảo hộ một nhóm DN.

Song theo lý lẽ của cơ quan quản lý, biện pháp phòng vệ thương mại không bao giờ đạt được sự hài lòng giữa các bên. Khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, người tiêu dùng ít nhiều chịu thiệt hại. “Nhưng về lâu dài, nếu không có sự bảo vệ nào thì với “đại công trường” Trung Quốc sẽ không có ngành công nghiệp nào của Việt Nam có thể trụ vững”, bà Giang chia sẻ.

Tất nhiên, việc sử dụng chiếc “van an toàn” này để bảo vệ ngành thép trong nước là chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thế nhưng, đây cũng chỉ là biện pháp trong ngắn hạn giúp cho ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh mới thành lập, quy mô còn nhỏ… có điều kiện đầu tư công nghệ, quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Về lâu dài, muốn tồn tại ông Sưa khẳng định, DN ngành thép buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nguồn tin: Hải quản