logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0937892222, 0939503333
Ngoài việc khó khăn về sản xuất, tiêu thụ, ngành thép đang phải đối mặt với việc tìm vốn cho các dự án, nhất là những dự án còn dở dang. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các nhà đầu tư đang băn khoăn có nên tiếp tục đổ vốn vào các dự án thép hay không khi mà nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành đang hoạt động dưới công suất.
Dây chuyền sản xuất tại Công ty Cp Gang thép Thái Nguyên.   	Ảnh: Việt Hương
Dây chuyền sản xuất tại Công ty Cp Gang thép Thái Nguyên. Ảnh: Việt Hương

Bài toán đầu tư

Dự kiến, năm 2013 ngành thép tăng trưởng khoảng 7%, nhưng lượng thép thành phẩm sản xuất trong nước khoảng 10 triệu tấn, tăng khoảng 8,5% so với năm 2012, trong khi đó, lượng thép tiêu thụ thực tế của cả nước chỉ đạt 1/3 công suất thiết kế của các nhà máy, vì vậy ngành thép vẫn đang trong tình trạng khó khăn về tiêu thụ sản phẩm. Đây là một trong số nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn trong việc bố trí vốn cho các dự án thép đang triển khai. Đơn cử, như dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên được phê duyệt từ năm 2007, với tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng. Theo tính toán, dự án sẽ chạy thử nghiệm vào năm 2011, song, do triển khai chậm, biến động thị trường làm giá nguyên vật liệu tăng cao, biến động tỷ giá ngoại tệ trong nước… nên đang phải đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 8.100 tỷ đồng. Hoặc dự án 2 triệu tấn thép cán nóng của Tổng Công ty Thép Việt Nam không tìm được nhà đầu tư triển khai, mặc dù đã đàm phán với nhiều đối tác Nga, Malaysia... Ngay cả dự án thép được coi là trọng điểm giai đoạn 2015-2025 tại Hà Tĩnh với nhà thầu Ấn Độ cũng khó khăn do đối tác Tata rút khỏi dự án. 

Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng, tiêu thụ thép giảm mạnh, lượng thép cung vượt cầu như hiện nay thì việc vay vốn ngân hàng cho các DN thép lại càng khó khăn. Mặt khác, nếu các DN vay thêm vốn đầu tư thì liệu có giải quyết được khó khăn hay lại làm cho các DN tiếp tục chìm trong khoản nợ lớn hơn. Cũng vì lý do này mà việc dàn xếp vốn tăng lên của dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 mặc dù đã được Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc, nhưng đã mấy năm nay vẫn chưa giải quyết được. Trong tình hình hiện nay, việc cân nhắc có nên tiếp tục triển khai các dự án, hay dừng lại chấp nhận lỗ cũng là bài toán cần tính đến. Bởi, đầu tư cho sản xuất thép cần vốn lớn, nhưng thu hồi chậm, chưa kể có những đầu tư rủi ro nếu không chọn được công nghệ thiết bị tốt, không tiên lượng được tính cạnh tranh của sản phẩm. 

Lối thoát xuất khẩu

Lượng thép xây dựng tiêu thụ trong nước giảm sút trong tháng 10 bởi thời tiết không mấy thuận lợi cho xây dựng, cùng với đó một số chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường chưa phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, giá đầu vào đều có xu hương tăng nhẹ, như phôi thép, thép phế, HRC, quặng sắt… rồi hàng Trung Quốc chứa nguyên tố Bo tràn vào, khiến DN khó càng thêm khó. Trong khi đó, thép nhập khẩu vẫn quá lớn. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng lượng thép và nguyên liệu sản xuất thép nhập khẩu vào Việt Nam, tính đến 31-8-2013 đạt hơn 8,545 triệu tấn; kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 5,483 tỷ USD, trong đó, phôi thép là 275.765 tấn, bằng 78% so với cùng kỳ năm 2012; thép tấm lá đen là hơn 3,2 triệu tấn, bằng 108% so với cùng kỳ; thép cuộn là 113.376 tấn... Lượng thép cuộn nhập khẩu giảm, nhưng thép cuộn hợp kim chứa nguyên tố Bo lại tăng mạnh, rất đáng lo ngại.

Trước thực tế này, nhiều DN thép đã tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước nhằm tăng sản lượng tiêu thụ. Một số sản phẩm thép có lượng xuất khẩu tăng cao như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu (tăng 62,8%), ước đạt gần 800.000 tấn trong năm 2013, tiếp theo là thép hình, thép không gỉ lần lượt tăng 46% và 39%. Tuy nhiên, lượng ống thép không hàn chủ yếu là tái xuất khẩu do trong nước chưa sản xuất được tăng 60%.

Nhìn chung sản xuất, kinh doanh của DN thép năm 2013 rất khó khăn, do tiêu thụ thấp trong khi công suất lại lớn, khó khăn nhất do cạnh tranh hàng nhập khẩu thép có chứa nguyên tố Bo trốn thuế, do đó các DN cần hợp tác gắn kết để cùng nhau hoạt động nhằm đem lại sự lành mạnh hơn. Do thị trường khó khăn, vì vậy mỗi DN cần lựa chọn thế mạnh của mình để vượt qua khó khăn trong ngắn hạn. Mặt khác, các DN nên có những trao đổi, tránh cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. 

Nguồn: HNM